Tối ưu website
Ngoài việc tối ưu bài viết mà tôi đã chia sẻ với các bạn trong bài viết trước thì việc tối ưu Website cũng quan trọng không kém. Tối ưu website giúp google bot bò vào nội dung của bạn một cách dễ dàng hơn và giúp thuận tiện hơn cho người dùng từ đó đạt được mục đích SEO.
I. Tittle và Meta Description.
1. Title (tiêu đề).
– Title hay tiêu đề của bài viết đã trở thành một yếu tố chính để google đánh giá là bài viết đó nói về vấn đề gì.
– Với SEO onpage thì bắt buộc bạn phải để tittle có từ khóa càng ở đầu càng tốt.
– Các từ khóa trong title có thể kết hợp với nhau tạo thành 1 từ có nghĩa mà đã bao gồm cả những từ cần SEO.
– Title không nên chùng nhau giữa các bài viết, các category (thư mục) của website, việc chùng lặp sẽ khiến google hiểu nhầm là chú ta đang cố tình spam một nội dung cho website, điều đó gây khó khăn cho SEO.
– Title nên nhỏ hơn 70 kí tự.
2. Meta Description.
– Meta Description là thẻ mở rộng dùng để miêu tả nội dung cho link và kết quả tìm kiếm trên google.
– Meta description bạn viết càng hay thì càng kéo được người dùng vào website của bạn khi họ tìm kiếm, vì ngoài tiêu đề thì phần này giúp người dùng hiểu được là website của bạn đang nói về vấn đề gì và có phải là thứ mà họ đang tìm kiếm hay không.
– Đặt Meta Description nhỏ hơn hoặc bằng 140 từ, nếu thừa google sẽ không hiển thị đầy đủ gây mất nghĩa. Nếu quá ít sẽ khó gây ấn tượng với người dùng.
Nên có từ khóa trong Meta Description nhưng không nên nhồi nhét từ khóa vào đây. Trong một số trường hợp nó sẽ là yếu tố tác động giúp bạn vượt qua đối thủ không có từ khóa tại Meta Description.
II. Site map và robot.txt
1. Site map.
– Site map là bản đồ của website thường là file sitemap.xml. Nó giúp lập chỉ mục và là bản đồ cho con robot của google bò vào website nhanh hơn.
– Với các website sử dụng wordpress thì bạn có thể cài Plugin Google XML Sitemaps, plugins này sẽ giúp tạo site map một cách tự động. Với các website tự code hoặc thuộc mã nguồn khác bạn có thể sử dụng các dịch vụ tạo site map online khác như http://www.xml-sitemaps.com/ để tạo site map.
Nên cài đúng plugins sitemap được google hỗ trợ để tránh nguy cơ nhiễm virus. Một số trường hợp cài đặt plugins sitemap từ bên ngoài khiến website tự động lập chỉ mục, các bài viết với tiêu để và từ khóa không mong muốn gây ảnh hưởng đến quá trình seo (tôi đã gặp trường hợp này và nó khiến tôi rất đau đầu).
2. Robot.txt
– Đây là file giúp báo cho google bot không nên bò vào các link hoặc các thư mục nào. Nó đặc biệt quan trọng trong quá trình seo để kéo google bot vào bài nội dung và các trang cần SEO của website.
– Cách tạo file robot.txt rất đơn giản. Bạn tạo một file robot.txt và upload lên thư mục gốc của website. Sau đó thiết đặt với cú pháp.
User-agent: *
Disallow: /support
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /images/Cú pháp này giúp báo cho robot txt không vào các thư mục như support, Cgi-bin hoặc images trong website của bạn vì các thư mục này không chứa nội dung để SEO.
III. Bài viết liên quan và cách tạo các thư mục (category) cho website.
1. Bài viết liên quan.
– Việc thêm các bài viết liên quan hợp lý rất có lợi cho người dùng và SEO. Khi bài viết có link đến bài liên quan làm tăng nội lực cho website. Robot của google sẽ bò sang các bài viết liên quan từ đó website sẽ được đánh giá cao hơn về nội dung và được index đầy đủ hơn.
2. Các thư mục (category).
– Đặt tên thư mục đúng với nội dung các bài viết trong thư mục đó.
– Thư mục nên đặt một cách khoa học khi đó sẽ giúp google bot bò nhanh và không bị cụt đường hơn. Ví dụ:
Website http://daynauanngon.com/ trong thư mục Tin ẩm thực chỉ có các bài viêt về tin ẩm thực.
– Các thư mục của website không bị chồng chéo, ví dụ:
Website http://daynauanngon.com/ không đặt thư mục Quán ăn ngon đồng thời là thư mục con của: Món ăn miền bắc, Món ăn miền nam, món ăn miền Trung ….